Đất Tổ Bàn Thạch
Xuân Quang-Thọ Xuân-Thanh Hóa (1)
Bàn Thạch cách thị trấn Thọ Xuân 3 km về phía nam đi theo lộ 15 đường liên xă đến Tây Hồ qua cầu Bàn Thạch vào địa bàn Bàn Thạch rồi qua xă Xuân Sơn đi sân bay Sao Vàng. Bàn Thạch cách thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía tây, từ thành phố Thanh Hóa lên Bàn Thạch theo hai ngă. Một là đi theo quốc lộ 47 ngang qua huyện Đông Sơn tới huyện Triệu Sơn đến ngă tư xă Dân Lực rẽ phải đi thị trấn Thọ Xuân, đường này có tuyến xe đ̣ và xe buưt từ thành phố Thanh Hóa đi thị trấn Thọ Xuân. Hai là đi theo quốc lộ 45 qua Đông Sơn sang Thiệu Hóa đến ngă ba xă Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa rẽ trái, đường đi có những đoạn chạy trên và dọc theo kênh Nông Giang, có đoạn chạy dọc trên đê sông Chu đến thị trấn Thọ Xuân rồi rẽ vào xă Tây Hồ, đi qua cầu Bàn Thạch. Đường không có xe buưt hoặc xe đ̣, đi bằng phương tiện cá nhân: taxi, xe du lịch, xe gắn máy, cung đường này gần và thú vị hơn.
Bàn Thạch xưa đă có người định canh, định cư trải qua mấy ngh́n năm. Thời các vua Hùng có tên là trang La Đá thuộc bộ Cửu Chân. Thời thuộc Hán (111 TCN – 210 SCN) thuộc Tư Phố quận Cửu Chân. Năm 502 Nhà Lương đổi quận Cửu Chân thành Ái Châu. Thời nhà Tùy–Đường trang La Đá thuộc Di Phong, Trường Lâm, Ái Châu. Đến các triều Đinh–Tiền Lê–Lư–Trần Bàn Thạch vẫn c̣n tên trang La Đá thuộc tổng Cổ Lôi, huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên. Theo tương truyền trong thời gian chống quân Minh xâm lược, vua Lê Thái Tổ có lần đóng quân nơi đây thấy nơi này “ sơn kỳ, thủy tú, trung hinh, vượng khí ”. Theo binh pháp là địa bàn vững chắc, là hậu cứ an toàn trong kế sách chống quân xâm lược ngoại bang. V́ thế, được nhà vua đặt tên lại là trang Bàn Thạch vào khoảng năm 1424-1425. Sau khi đánh thắng quân Minh, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) vua Thái Tổ chia toàn quốc thành 5 đạo, băi bỏ các đơn vị hành chính cũ thuộc nhà Minh. Lúc này trang Bàn Thạch thuộc huyện Lôi Dương của đạo Hải Tây. Dưới thời Hậu Lê, Bàn Thạch cũng được mệnh danh là đất của Nhà Vua, là nơi sinh vua Lê Hiến Tông cũng là nơi táng của 3 ông vua nhà hậu Lê cùng các tùy tướng, Thái Hậu, Hoàng Phi…Nên người Bàn Thạch mới có câu ca dao rằng: “ Một làng ba dấu lăng vua – mà bao đời vẫn đồng chua, nước phèn ”. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Bàn Thạch thuộc huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên. Đến năm Gia Long thứ 13 (1815) đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu Hóa. Dưới triều vua Minh Mạng vào năm 1826 nhà vua tách huyện Lôi Dương ra khỏi Thiệu Hóa và nhập vào phủ Thọ Xuân. Đến thời Pháp thuộc Bàn Thạch thuộc Tổng Kiên Thạch phủ Thọ Xuân. Sau cách mạng tháng 8-1945 Bàn Thạch đổi tên thành xă Cộng Lực thuộc tổng Kiên Thạch, huyện Thọ Xuân đến giữa năm 1946 đổi tên thành xă Xuân Sinh, năm 1948 lại đổi thành xă Xuân Quang. Tháng 6 năm 1954 Xuân Quang lại tách thành 3 xă là: xă Xuân Quang, xă Xuân Giang, xă Xuân Sơn.
Trung tâm Bàn Thạch thuộc xă Xuân Quang. Năm 1914 người Pháp xây dựng một con kênh dẫn nước lớn và dài cả 100km từ đầu nguồn Bái Thượng ở phía tây Thanh Hóa dẫn đổ về phía đông cuối nguồn tại huyện Tỉnh Gia sát biển Đông giáp với tỉnh Nghệ An, tưới tiêu cho cả cánh đồng Thanh – Nghệ – Tỉnh, tên gọi là kênh Nông Giang. Kênh Nông Giang này xẻ dọc Bàn Thạch từ tây sang đông chia Bàn Thạch làm hai. Một phần ba diện tích ở phía bắc con kênh, hai phần ba diện tích c̣n lại nằm về phía nam. V́ thế, khi chia Bàn Thạch thành 3 xă th́ phần đất phía bắc, phía tây thuộc xă Xuân Giang và một phần đất nhỏ phía bắc ở đầu cầu Bàn Thạch thuộc giáp Đông xưa về xă Tây Hồ, phía nam thuộc xă Xuân Sơn, ở giữa quanh Long Hồ và phía đông thuộc xă Xuân Quang.
Nhà máy thủy điện Bàn Thạch nằm trên làng Đông
Lợi dụng hệ thống dẫn nước thủy nông sông Chu của kênh Nông Giang từ Bái Thượng về đến phía đông làng Bàn Thạch có độ chênh cao hơn 10 mét so với hạ lưu. Năm 1957 nhà nước xây dựng nhà máy thủy điện Bàn Thạch với sự giúp đỡ của Liên Xô. Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên và là nguồn điện đứng hàng thứ 2 của toàn miền Bắc trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Cũng tại Giáp Đông (làng Đông) của Bàn Thạch, trên trục lộ 15 liên xă, người Pháp đă xây dựng cây cầu bằng Béton cốt thép bắt ngang kênh Nông Giang khánh thành vào năm 1920 được gọi tên là cầu Bàn Thạch, đến nay đă gần 100 năm tuổi mà vẫn vững vàng cơng những chiếc xe tải nặng đi qua.
Cầu Bàn Thạch nối liền xă Tây Hồ với xă Xuân Quang
Trung tâm hành chính và dân cư của Bàn Thạch xưa là bao quanh Long Hồ (hồ Bàn Thạch). Hồ chạy dài hơn 3km lượn cong như chữ S, giống như một con rồng đang bay. Nơi rộng th́ 70m nơi hẹp th́ 50m, với diện tích hơn 20 héc ta, có nơi sâu th́ mươi mười hai mét, nơi cạn th́ dăm ba mét, nước luôn luôn trong xanh quanh bốn mùa. V́ thế tạo nên một môi trường sống cộng sinh của động thực vật và con người thật phong phú, là nhà máy điều ḥa nhiệt độ tự nhiên cho cả vùng. Bởi bản sắc đời sống văn hóa, hành chính chính trị, tâm linh tín ngưỡng của cư dân Bàn Thạch ở ven Long Hồ nằm trọn trong xă Xuân Quang nên nói về Bàn Thạch có nghĩa là nói về Xuân Quang và ngược lại.
Long Hồ (hồ Bàn Thạch) nh́n từ làng Đông
Trang Bàn Thạch xưa có rất nhiều thôn xóm dân cư thường gọi là Giáp (Giáp là đơn vị hành chính có từ thời nhà Lư). Giáp bây giờ là một làng nhỏ trong một làng lớn, giống như một thôn, một xóm, một ấp trong một làng, một xă của thời nhà Nguyễn quy định ở miền Trung và miền Nam. Riêng phần đất Bàn Thạch thuộc Xuân Quang ngày nay ở quanh Long Hồ có 7 Giáp gồm: Giáp Đông (làng Đông), giáp Đăng (làng Đăng), giáp Trung (làng Giữa) giáp Yên (làng Yên) là 4 giáp nằm dọc phía hữu Long Hồ. Bên tả Long Hồ có giáp Yên Ḥa (làng Yên Ḥa), giáp Thượng (làng Thượng), giáp Kênh (làng Kênh).
Bàn Thạch là vùng đất rừng bán sơn địa, không có núi cao chỉ có rừng cây trên các đồi, g̣, đất bằng và đầm lầy xen kẻ nhau. Trải qua hàng mấy trăm năm người dân Bàn Thạch đă khai phá, bạt đồi g̣ lấp đầm lầy ao trủng để tạo thành ruộng vườn. Nhất là giai đoạn cải cách ruộng đất và tập thể hóa của miền Bắc trong hai thập kỷ 50 – 60. Bây giờ về Bàn Thạch ta sẽ không c̣n thấy núi đồi ǵ cả mà thay vào đó là những cách đồng phẳng ĺ độc canh cây lúa nước bao quanh những làng nhỏ đă được nhà nước dồn dân theo qui định. Chính từ những chủ trương của nhà nước trong từng giai đoạn của xă hội cộng với những con người thiếu ư thức, không có tŕnh độ văn hóa, thiếu nhận thức về chiều sâu tương lai xă hội. Những con người thực hiện chủ trương trên làm cho Bàn Thạch bây giờ mất đi rất nhiều thứ mà không thể nào t́m lại được. Có c̣n chăng là chỉ c̣n trong tâm khảm người dân Bàn Thạch, làm cho ta gợi nhớ đến bài Thăng Long hoài cổ của bà Huyện Thanh Quan: “ Ngàn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường ”. Nói như bí thư Đảng ủy xă Xuân Quang Lê Văn Đồng: “Dấu xưa của Bàn Thạch hiện tồn trong hồn đất và người, chờ cơ ma phát tiết thăng hoa. Cần có thời gian để tích góp, gom tụ những ǵ đă mất ”.
Trong thời gian chiến tranh chống thực dân Pháp với chủ trương phản đế bài phong ở giai đoạn 1945-1954. Rồi tiếp đến giai đoạn 1955-1960, giai đoạn của triệt phá và đoạn tuyệt bao nhiêu công tŕnh văn hóa, tín ngưỡng: Đ́nh làng, miểu xóm, nhà thờ tộc, chùa chiền của người dân Bàn Thạch được trưng dụng phục vụ cho công cuộc chiến đấu giành độc lập rồi sau đó bị tàn phá rũ bỏ sạch. Chỉ một cái đ́nh làng Giữa (giáp Trung) c̣n sót lại duy nhất là nhờ được làm nơi hội họp dân trong hợp tác xă nông nghiệp, những di tích một thời của các vua Lê cũng bị sang phẳng. Ảnh hưởng cuộc cách mạng văn hóa, lúc đó cán bộ chính quyền bắt mọi nhà, mọi người dân phải đem tất cả những tài liệu, văn bản, sách, gia phổ, v.v… Nói chung mọi thứ giấy tờ ǵ có liên quang đến các thời kỳ của các xă hội trước không phải của xă hội ta bây giờ ra chất trước sân mỗi nhà để cán bộ chính quyền đến kiểm tra và đốt hết. Mệnh danh là đất của nhà Vua, một quá khứ hào hùng, một dĩ văng vàng son. Bàn Thạch ngày xưa có gần mấy chục di tích lịch sữ, văn hóa. Nhưng bây giờ về Bàn Thạch chỉ là những cánh đồng lúa nước với những xóm làng, những mái ngói ken nhau, c̣n lại chăng hai ba chứng tích văn hóa nghèo nàng. Dấu xưa của Bàn Thạch chỉ c̣n trong kư ức, trong tâm khảm của người Bàn Thạch trên 70 tuổi, lớp người dưới 70 và lớp trẻ ngày nay không được mấy người thấu hiểu. Năm 1976 ngành Thông Tin Văn Hóa và Khảo cổ khai quật tại cồn Dùi Trống cho chở đi hàng mấy xe tải cổ vật. Đến nay người Bàn Thạch cũng không biết những thứ ǵ, của ai, vào thời kỳ nào. Cũng từ đó, những người lạ mặt đi săn lùng cổ vật lén lút xăm soi, t́m kiếm, đào bới nát nhiều khu đất ở Bàn Thạch. Năm 1999 bọn đào trộm ở cồn Kiêu Han được 2 trống đồng, kích thước mặt trống 45cm. Người Bàn Thạch phát hiện ngăn chặn giữ lại, sau đó công an huyện Thọ Xuân đem đi. Bây giờ cũng không biết ai giữ và trống để ở đâu. Năm 1989 học sinh cấp II đào vườn trường đă phát hiện ngôi mộ mà quan tài làm bằng gỗ siêu thơm. Trong quan tài chỉ c̣n một ít tóc bạc. Mọi người truyền nhau rằng đó là mộ của vua Cảnh Hưng (1740-1786).
Viết về Bàn Thạch th́ rất rất nhiều vấn đề để viết, không thể vài ba trang giấy này chứa đựng hết tất cả, không thể lột tả hết quá khứ vàng son cũng như sự đau khổ tột cùng của người dân Bàn Thạch trong quá khứ. Những trận dịch bệnh hoành hành. Có gia đ́nh không c̣n một người, có gia đ́nh năm ba người mất, không có gia đ́nh nào thoát khỏi vành khăn sô trên đầu. Có thấu hết nổi thống khổ của người Bàn thạch ngày xưa th́ mới cảm nhận được bản chất của người Bàn Thạch hôm nay. Ḷng bao dung, sự hiền ḥa, tinh thần đoàn kết, sự nhiệt t́nh giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, tính hết ḷng mến khách là sự kết tinh của hàng ngàn năm trải qua nhiều biến cố lịch sử từ vinh quang đến cay đắng ngậm hờn. Người Bàn Thạch ngày nay sung túc giàu có hơn, hưởng đầy đủ vật chất của nền văn minh hiện đại, không c̣n những con đường đất, những lối ṃn trong cánh rừng âm u tịch mịch, không c̣n ánh đèn dầu mù u leo lắc, không c̣n cảnh đồng chua nước phèn. Nhưng người Bàn Thạch đă mất đi những giá trị di sản văn hóa cả ngàn năm qua mà không thể nào t́m lại được.
Trở lại với ḍng họ Vơ (Vũ) Văn của chúng ta tại đất Tổ Bàn Thạch Thanh Hóa. Ở Thanh Hóa hoặc các tỉnh miền Bắc chữ 武 gọi là VŨ, từ Nghệ An trở vào Nam gọi là VƠ là v́ nằm trong phần lănh thổ của chúa Nguyễn. V́ sợ phạm húy tên của chúa Nguyễn Vũ Vương nên phải đổi cách gọi, cũng như họ Hoàng th́ phải gọi là Huỳnh, họ Chu phải gọi là Châu . . .V́ thế, ta phải hiểu rằng VŨ hay VƠ cũng chỉ là một họ duy nhất mà thôi.
Những ǵ trong tư liệu ḍng họ mà tổ tiên ta ghi để lại cho con cháu hoàn toàn đúng, có lệch lạc chăng một vài từ gọi tên địa danh mà mỗi miền, mỗi tỉnh, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có cách gọi khác nhau như: Làng Đông (giáp Đông), làng Thượng (giáp Thượng), tổng Kiên Thạch th́ tại Bàn Thạch Quảng Nam ta gọi ấp hay thôn Đông Hạ, ấp hay thôn Long Thượng, tổng Kim Thạch. Qua nhiều nguồn tư liệu chứng minh đúng là thủy tổ của chúng ta từ làng Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa đi theo chúa Nguyễn Hoàng vào Quảng Nam khai khẩn đất đai thành lập làng mới. Để tưởng nhớ về quê cha, đất tổ, nơi sinh quán của ḿnh. Người đặt tên làng mới là Bàn Thạch thuộc huyện Hy Giang trấn Quảng Nam.
Ḍng họ Vũ Văn của chúng ta có c̣n truyền nhân ở lại Bàn Thạch Thanh Hóa hay không ? Đây là câu hỏi gai góc chưa thể có lời giải. Theo như những tư liệu, theo như lời truyền khẩu từ những người lớn tuổi đến bây giờ có người đă trên bách thập niên rồi. Sau khi thủy tổ Vũ Văn Thông vào Nam theo chúa Nguyễn th́ bốn người em cũng lần lược bỏ làng đi vào Nam ở các địa phương khác, chỉ c̣n một người em ở lại, có thể là người em út Vũ Văn Nở ?.
( V́ lúc đó c̣n quá nhỏ ).
Hiện nay tại Bàn Thạch Thanh Hóa trong phần đất xă Xuân Quang chỉ có vài ba hộ mang họ Vũ, trong đó có một hộ từ họ khác là con nuôi của họ Vũ nhập qua, các hộ họ Vũ c̣n lại th́ từ những nơi khác mới nhập cư trong ṿng 100 năm đổ lại. Hơn 70% dân số xă Xuân Quang là những ḍng tộc Lê khác nhau. Gọi là những ḍng tộc Lê là v́ họ Lê ở đây hầu hết là từ các tộc khác nhập qua để lánh nạn thời cuộc trong sự biến chuyển lịch sử. Vẫn chưa xác minh được ḍng họ Lê nào là Lê chính thống (Mỗi ḍng họ Lê khác nhau ở chữ lót như Lê Đ́nh, Lê Công, Lê Văn, Lê Nhân, Lê Bá . . .). Một người họ Lê Văn ở giáp Trung xác nhận rằng “ Xưa phả họ ghi là Văn này, Văn nọ, chữ Văn đứng trước rồi sau không hiểu một lư do nào đó mới chua thêm chữ Lê ở trước để trở thành Lê Văn nọ, Lê Văn kia ”. Bàn Thạch Xuân Sơn cũng giống như Bàn Thạch Xuân Quang, họ Vũ chỉ có vài hộ cũng mới nhập cư được 4-5 đời. Duy họ Vũ tại Bàn Thạch Xuân Giang có ba chi và đă 12-13 đời tương ứng với số đời của Phái ba của chúng ta, đại biểu là ông Vũ Văn Phồn ở tại làng Quần Kênh, Xuân Giang giáp với làng Kênh Xuân Quang là đời thứ 10 chi 1 của họ Vũ Văn này. Năm nay ông đă trên thất thập cổ lai hy nhưng người vẫn khỏe mạnh, tràng đầy sức sống, hát rất hay. Ông nói : “ Ḿnh đói chữ, có biết chữ Nho ǵ đâu, khi cán bộ chính quyền bắt đem ra trước sân đốt, ḿnh biết trong đó có bộ phả của tộc nhưng biết làm sao được, đành bất lực. Bây giờ biết đâu mà lần ”. Chưa có thời gian để nghiên cứu sâu về họ Vũ Văn này. Trải qua mười mấy đời mà lại mất phả th́ không thể nào nghiên cứu, tra khảo để ráp kết nối ḍng họ được.
Qua thực tế hiện nay tại Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa cho ta những giả thuyết lập luận sau:
1/- Chỉ c̣n có một ông em ông Thông ở lại và đă tuyệt tự chăng ?.
2/- Nếu c̣n truyền nhân của họ Vũ Văn tại Bàn Thạch Thanh Hóa cho đến ngày hôm nay th́ sẽ có hai trường hợp:
- Một là đă chuyển đổi nhập vào họ khác để lánh nạn thời cuộc (Việc này phải nghiên cứu những ḍng họ khác nhất là các ḍng họ Lê v́ ḍng họ Lê là ḍng họ vua Lê trên đất của nhà Vua).
- Hai là dạt qua các làng lân cận hoặc chuyển đi các xă,các huyện khác trong tỉnh hoặc chuyển qua tỉnh khác.
3/- Họ Vũ chúng ta cũng chỉ là ḍng họ nhập cư tại làng Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa có thể vài ba đời, tối đa là 7 đời (theo phả hệ Vũ Công Thành)
Theo phả hệ VŨ CÔNG THÀNH th́ ḍng họ chúng ta là con cháu trực hệ của Tướng VŨ UY (2). VŨ UY sinh năm 1390, sau khi quân Minh xâm lấn nước ta, ông từ vùng đất Chiêm Thành quay về Thanh Hóa để giúp Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh. Năm 1408, ông đem toàn bộ gia quyến về ở tại làng Cao Mật, xă Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cách Bàn Thạch Thọ Xuân chừng 25 km về phía bắc. Ông là 1 trong 17 vị tướng cùng Lê Lợi là 18 vị bí mật hội nghị trích máu văn thề chống quân Minh tại làng Lũng Nhai huyện Thọ Xuân vào đầu năm 1416, sau này thường gọi tắt là hội thề Lũng Nhai. Trong hội thề ông được Lê Lợi phân công là tướng hậu cần lo về mặt sản xuất kinh tế để đảm bảo quân lương cho nghĩa quân Lê Lợi chống giặc Minh. Từ đây ông lập ra 47 trang trại làm kinh tế tại Thanh Hóa. Ông sắp đặt cho bà con ḍng họ của ông làm trang trưởng 47 trang. Tài liệu c̣n lưu giữ đầy đủ danh tánh 47 trang trưởng thuộc ḍng họ Vũ ở Thanh Hóa. Năm 1424 ông chỉ huy trận đánh Trấn Năng và Hy sinh tại trận tuyến này vào ngày 16-02-năm Giáp Dần.
Vũ Uy là một trong 12 công thần chết trận táng tại Lam Sơn và được lập nhà thờ và bàn thờ của ông được đặt ngang hàng bàn thờ Lê Lai. Sắc Phong:
“ B́nh ngô, khai quốc công thần, đặc tiến phụ quốc công, thượng tướng quân, thiếu úy Tuy Quốc Công Vũ Uy. Phong tứ quốc tính Lê Uy ”. Sau này 47 trang trại đều có lập nhà thờ Vũ Uy, nhà thờ của Thần Hoàng làng. Về sau con cháu các trang trại thống nhất xin chuyển hài cốt Vũ Uy đem về Đa Căng, Vạn Thiện, Nông Cống. Nay là xă Vạn Ḥa huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Do sự phá hoại từ chiến tranh cũng như từ ư thức xă hội của con người trong một giai đoạn lịch sử nên hiện nay chỉ c̣n lại 2 nhà thờ Vũ Uy tại 2 nơi ở Thanh Hóa là: Một ở làng Ngọc Uyên xă Tân Phúc huyện Nông Cống, một ở làng Phúc Lai xă Định Ḥa huyện Yên Định.
Vũ Uy hy sinh khi ông vừa mới 34 tuổi, con của ông c̣n rất nhỏ, người con đầu cao lắm cũng chỉ 12-13 tuổi th́ chưa đủ trưởng thành để nắm những chức vụ trọng trách nào đó (Nếu con đầu của ông là nam nhi). Để bảo đảm an toàn cho gia đ́nh vợ con, có lẽ ông đă chuyển gia đ́nh về vùng an toàn Bàn Thạch Hoặc sau khi ông mất th́ được vua Lê Lợi cùng các tướng lĩnh thời đó đem gia đ́nh ông về nơi cứ địa an toàn, có thể là Lam Sơn, cũng có thể là Bàn Thạch. . .Hoặc có thể đến thời cháu chắc ông mới về đất Bàn Thạch. Con cháu ông chắc là hưởng được hậu ấm và được nhà Lê phong cho những chức quan nào đó để phục vụ ở trên đất nhà vua cho các vua Lê sau này. Như vậy các trang trưởng không phải là con cháu trực hệ của ông mà là bà con ḍng tộc của ông. Những tài liệu từ trước đều ghi là ông cắt cử con cháu của ông làm trang trưởng 47 trang, điều này có thể gây sự hiểu lầm.
Qua chuyến về lại đất Tổ Bàn Thạch để vấn tổ tầm tông. Đúng Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa là nơi Tổ Vơ Văn Thông sinh ra và lớn lên. Khi vào Nam, Người đă đem hết tuổi thanh xuân của ḿnh để gieo mầm cho tương lai một ḍng tộc đông đảo và vững mạnh. Việc lấy tên làng cũ đặt tên cho làng mới để tưởng nhớ về quê cha đất tổ của ḿnh, qua đó Người muốn truyền dạy cho con cháu phải giữ lấy giềng mối của ông cha, chim có tổ người có tông, phải bảo vệ tổ tông ḍng tộc, phải giữ lấy truyền thống đạo lư của con người Việt Nam ta “ uống nước nhớ nguồn ”.
VƠ VĂN HOÀNG
Đời 15 Phái 2 chi 3 nhánh 2
Nhân hai ngày về thăm đất Tổ 22-23-03-2009 (nhằm 26-27/02/năm Kỷ Sửu) để vấn tổ tầm tông.
Ghi chú:
(1) - Viết theo tài liệu của Hội Văn Học Nghệ Thuật Thanh Hóa 2005
(2) - Tài liệu về tướng VŨ UY và 47 trang trại của HĐDH VŨ (VƠ) Thanh Hoá