Số người trực tuyến: 0
Số người truy cập: 6318072
 
LƯỢC SỬ VƠ (VŨ) VĂN TỘC
I/- CỘI NGUỒN

 LƯỢC SỬ VÕ (VŨ) VĂN TỘC BÀN THẠCH

--------------------oOo--------------------

 

I/_  CỘI NGUỒN:

 

          Nhà có phả cũng như nước có sử. Cây có cội, nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông. Đó là những điều tổ tiên ta dạy bảo con cháu mai sau biết rõ cội nguồn, càng lâu đời càng không thể nào quên.Tổ tiên dòng họ VÕ (VŨ) VĂN Bàn Thạch chúng ta ở đâu, từ đâu đến? Đây là sự đòi hỏi bức thiết của bà con ḍng tộc để hiểu rơ gốc tích của ḿnh.

          Ông Tổ Tộc VƠ (VŨ) VĂN Bàn Thạch là ông VÕ SỰ, nguyên quán ở hai thôn Long Thượng, Đông Hạ làng Bàn Thạch, tổng Kim Thạch, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoa. Nay là tỉnh Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân, xã Xuân Quang, (Đây cũng là nơi sinh quán của vua LÊ HIỂN TÔNG). Tổ VÕ SỰ sinh hạ xuống Tổ VÕ TỔNG, Tổ VÕ TỔNG sinh hạ Tổ VÕ VĂN LIÊN, Tổ VÕ VĂN LIÊN lấy vợ là bà  LÊ THỊ QUĂNG (sinh hạ được sáu nam là: VÕ VĂN THÔNG – VÕ VĂN LỘC – VÕ VĂN TRAI – VÕ VĂN LÀI – VÕ VĂN LÝ – VÕ VĂN NỞ. Trong đó ông VÕ VĂN THÔNG là khởi Tổ VÕ (VŨ) VĂN Bàn Thạch, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam của chúng ta ngày nay. C̣n năm người em của ông Thông th́ bốn ông cũng nối gót người anh đi vào Nam lập nghiệp ở các địa phương khác. Duy chỉ c̣n một người em ở lại Bàn Thạch, Thọ Xuân, Thanh Hóa sinh sống để giữ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả.

 

II/_ SỰ HÌNH THÀNH XỨ QUẢNG NAM VÀ DUY XUYÊN

 

          Tháng 11 năm 1470 năm Hồng Đức thứ nhất, vua Lê Thánh Tông thân chinh khởi binh đánh Chiêm Thành. Nhà vua đánh đuổi quân Chiêm qua khỏi núi Thạch Bi (ranh giới tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa bây giờ). Để ổn định tình hình, tháng 6 năm 1471 năm Hồng Đức thứ 2, Nhà vua đặt vùng đất vừa chiếm được của Chiêm Thành làm đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Vậy danh xưng Quảng Nam mới có bắt đầu từ đấy. Vua Lê Thánh Tông phân đạo Thừa tuyên Quảng Nam ra làm 3 phủ:

  -Phủ Thăng Hoa có 3 huyện là Hy Giang – Hà Đông – Lê Giang

   -Phủ Tư Nghĩa có 3 huyện là Bình Sơn – Mộ Hoa – Nghĩa Giang

-Phủ Hoài Nhân có 3 huyện là Bồng Sơn – Phù Ly – Tuy Viễn.

           Như vậy, Quảng Nam ban đầu rất rộng lớn, trải dài từ núi Hải Vân cho đến núi Thạch Bi thuộc Phú Yên ngày nay. Đến năm Hồng Đức thứ 21 (1490) Nhà vua lại đổi đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành Xứ Quảng Nam       

          Sau khi Nguyễn Hoàng nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng nhờ chị ruột là bà Ngọc Bảo nói với chồng Trịnh Kiểm cho Ông vào trấn nhậm đất Thuận Quảng, Trịnh Kiểm chấp thuận lời xin của vợ. Vua Lê Anh Tông phong cho Nguyễn Hoàng là Đoan Quận Công và trao trấn triết. Tháng 10 năm 1558 Đoan Quận Công cùng đoàn tùy tùng khởi hành vào trấn nhậm đất Thuận Quảng, cũng từ đây Ông hô hào phong trào Nam tiến. Năm 1604 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cải đặt và đổi tên các khu vực hành chính hai xứ Thuận Quảng nên huyện Hy Giang đổi thành huyện Duy Xuyên. Vì thế tên huyện Duy Xuyên mới bắt đầu có từ năm 1604.

 

III/_ KHỞI TỔ VÕ VĂN THÔNG

 

          Thủy Tổ VÕ VĂN THÔNG vào Quảng Nam vào thời gian nào? Ngày, tháng, năm thật khó xác định. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhà thờ đổ nát, ruộng vườn tan hoang, nhà cửa cháy rụi. Tất cả tư liệu của dòng tộc gần như  mất hết trên 90%. Bây giờ chúng ta chỉ dựa vào một ít di chỉ, văn bia còn sót lại để xác minh khoảng thời gian Người vào Nam.

1/- Bia ông bà Thủy Tổ Võ Văn Thông: “HIỂN THỦY
 TỔ KHẢO TỶ HY GIANG BÀN HÀ KIẾN CƠ VÕ
 ĐẠI  LÃO THỤY ĐẠT NHÂN PHỦ QUÂN
CHÍNH THẤT PHAN TRỌNG CƠ THỤY AN CƯ
SONG ĐÀI GIAI THÀNH”.
     (顯 始 祖
  達 謚 安 居 雙 臺 佳 城)
2/- Bia 13 vị Tiên Tổ cùng vào Nam với Người và do
Ông chỉ huy cùng khai khẩn đất đai, công tư điền
thổ để thành lập nên làng Bàn Thạch: “HIỂN TIÊN TỔ
BÁ THÚC KIM CÔ LƯỠNG BAN HY GIANG
BÀN HÀ VÕ TÔN LINH LIỆT VỊ ƯNG GIÁ HÀNH
TỰ GIAI THÀNH”.
(
)

          Hai bài văn bia trên cho ta khẳng định ông bà Thủy Tổ cùng mười ba vị Tiên Tổ mất trước năm 1604. Vì trước năm này mới còn tên Hy Giang, Sau năn này là tên Duy Xuyên. Không lẽ nào tất cả các vị Tổ đều mất rất trẻ? Hơn nữa, dưới sự chỉ huy của Ông cùng 13 vị đã khai khẩn hơn 500 mẫu ruộng, công tư điền thổ và thành lập làng Bàn Thạch thuộc huyện Hy Giang. Để khẩn hoang đạt được con số như vậy, để thành lập được làng Bàn Thạch xưa rộng lớn hơn nhiều, cùng với điều kiện thủ công thô sơ thời đó thì đòi hỏi một khoảng thời gian không dưới 30 năm. Như vậy, theo thiển kiến riêng của tôi thì Tổ của ta vào Nam trong khoảng thời gian 1560-1570. Hy vọng các thế hệ sau truy tìm được  mốc thời gian Thủy Tổ của chúng ta vào Nam.

 

IV/_ LÀNG BÀN THẠCH XƯA VÀ NAY

          1/- LÀNG BÀN THẠCH XƯA:

 

          Hưởng ứng phong trào Nam tiến để khẩn hoang lập ấp. Thủy Tổ VÕ VĂN THÔNG cùng với 13 vị trong đoàn quân Nam tiến. Một hôm, đến bên bờ sông Thu Bồn (về phía nam thị xã Hội An bây giờ), Ông thấy nước trong veo, đất đai phì nhiêu màu mỡ nằm dọc theo hai bờ sông. Thật là một địa thế rất ư thuận tiện về nhiều mặt: thủy, bộ lên nguồn xuống biển đều thuận lợi cả. Ông kêu gọi mọi người dừng chân, nhận khai phá đất này. Để khai phá miền đất hứa trong tương lai. Ông trở lại quê nhà mộ thêm người vào khai khẩn đất hoang. Sau thời gian dài nhiều năm “ Phá rừng xanh thành ruộng thành vườn, mở lối hẹp nên đường nên xá (VĐSB) ”, tạo lập được trên 500 mẫu, công tư điền thổ và đặt tên làng. Để tưởng nhớ về quê xưa, để kỷ niệm về thời ấu thơ với tuổi thanh xuân, Người lấy tên làng cũ đặt tên cho làng mới là làng BÀN THẠCH thuộc huyện HY GIANG phủ THĂNG HOA xứ QUẢNG NAM.

          Bàn Thạch xưa đất rộng bao gồm rất nhiều thôn: Về phía Nam có thôn Nhân Bồi là một phần đất bên kia sông Bàn Thạch (sông Bà Rén) thuộc xã Duy Thành ngày nay. Về phía Tây Nam có thôn Nam Tịnh gồm các xứ Trù Mông, Hà Đức, Nam hòa. Về hướng Tây là thôn Hà Nhuận, Hà Trước kéo dài đến sông Thu,  một cù lao giữa sông Thu giáp với xã Điện Phương ngày xưa là thôn Vĩnh  Thọ cũng thuộc làng Bàn Thạch. Mạn Bắc có thôn Trà Nhiêu, Trà Nam, Vĩnh Thành giáp với Kim Bồng và Cẩm Kim thuộc Hội An bây giờ. Về hướng Bắc, Đông Bắc có thôn Hà Bình, Trà Đông bao bọc bởi dòng sông Thu rộng mênh mông. Qua hết phía Đông  là thôn Đông Giang, Đông Tịnh nay là thôn Đông Bình, nhìn qua bên kia sông về phía Đông là xã Duy Nghĩa. Giữa làng có các thôn Hà Phổ, Hà Tịnh, Thi Lai, Hà Tân, Mỹ Trung. Một nghĩa trang của làng rộng hơn 100 mẫu ta nằm lọt giữa các thôn Hà Phổ, Hà Tịnh, Hà Bình, Trà Đông và Thi Lai. Một nhánh sông Thu chia đôi làng Bàn Thạch là sông Hà Khê khởi nguồn từ xã Điện Phương (Điện Bàn) chia một bên về phía Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Nam là Hà Nhuận, Hà Trước, Nam Tịnh, Nam Hòa, chợ Bàn Thạch xuống Đông Giang,  Đông Tịnh còn một bên còn lại là Trà Nhiêu, Trà Nam, Vĩnh Thành, Hà Lăng, Bình Khê, Hà Tân xuống Mỹ Trung, Trà Đông. Nhánh sông nhập trở lại vào sông Thu chảy đến Duy Nghĩa rồi đổ ra biển cửa Đại.

 

          2/- BÀN THẠCH NGÀY NAY:

 

          Làng Bàn Thạch ngày nay không còn tên trên bản đồ hành chính nữa, duy nhất chỉ còn một tên là chợ BÀN THẠCH. Bàn Thạch nay là xã Duy Vinh thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Địa giới cũng bị thu hẹp lại như: Thôn Nhân Bồi cắt về xã Duy Thành, Thôn Hà Trước, Hà Nhuận về xã Duy Phước, Thôn Vĩnh Thọ về xã Điện Phương thuộc huyện Điện Bàn, thôn Vĩnh Thành về xã Cẩm Kim thuộc thị xã Hội An. Mặc dù không còn tên làng Bàn Thạch, nhưng về Quảng Nam hỏi đến Bàn Thạch thì hầu hết những người lớn tuổi ai cũng biết cả. Không những nổi tiếng về đặt sản chiếu Bàn Thạch từ xa xưa mà con người Bàn Thạch cũng nổi tiếng về Văn hóa và đa tài, và nhất là có một dòng họ VÕ (VŨ) VĂN văn hóa và đông dân nhất.

  

V/_ VỀ TỘC PHẢ:

 

          Trước năm 1971 Tộc VÕ (VŨ) VĂN Bàn Thạch chưa có bộ phả hệ thống nhất cho toàn tộc, việc ghi phả được thực hiện theo từng phái từng chi.  Chính vì lẽ đó mà đẳng hạng, thứ bậc giữa các phái, các chi, các nhánh trong toàn tộc bị sai lệch. Ý thức về vấn đề này nên vào năm Thành Thái thứ năm (1894)các bậc tiền nhân họp lại hầu mong lập một bộ tộc phả thống nhất. Nhưng lúc đó do nặng về chức quyền, trọng về phú quý, nhiều tính vị nể nên ý đồ của các bậc trên không thành. Thấy vậy, cuối đời Thành Thái (1906), hai chú cháu ông Võ Chuẩn (đời thứ 13 phái 2 chi 3 nhánh 2) và ông Võ Tụy (đời thứ 14 phái 2 chi 2 nhánh 1) đứng ra vận động làm được một bảng phả đồ cho toàn phái Trọng (Phái 2) truy nguyên từ đời thứ nhất cho đến đời thứ 14. Trong đó từ đời thứ 1 đến đời thứ 8 ghi đủ các phái trong toàn tộc, từ đời thứ 9 đến thứ 14 chỉ ghi riêng cho phái Trọng (Phái 2). Bảng phả đồ nầy viết bằng chữ Hán – Nôm trên vải trắng và được hoàn thành vào năm Duy Tân thập niên (1916), hiện còn lưu giữ tại t/p Hồ Chí Minh.

          Cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt, bà con dòng tộc càng ngày càng ly tán, tứ cố tha hương. Ý thức được cần phải bảo tồn và duy trì truyền thống văn hóa của dòng tộc trước cảnh loạn ly. Nhân dịp lễ tế xuân 1971 tại An Hội, Hội An tất cả các bậc phụ huynh và tử đệ lúc đó thống nhất đồng ý lập bảng tộc phả thống nhất tập họp đầy đủ tất cả các phái trong toàn tộc bằng chữ Hán – Nôm. Sưu tầm lại đẳng hạng, thứ bậc cho chính xác trong từng đời. Thấy trước viễn cảnh sau nầy con cháu không đọc được thứ chữ trên nên các bậc phụ huynh có ghi chú thêm Quốc ngữ bên cạnh.

          Trong lúc sưu tra, nhận biết được vào đời thứ 7, ông VƠ ĐỨC THẠCH thi đỗ làm quan cao trong triều đình (Chánh Đề Đốc Ái Nghĩa Bá), và là trưởng tộc nên ngôn xưng VÕ ĐỨC TỘC có từ đó (vào khoảng năm 1630). Đến năm 1971, cũng tại lễ tế xuân ở An Hội trong cuộc họp toàn thể phụ huynh, tử đệ đều nhất trí đồng ý đổi lại danh xưng là VÕ VĂN TỘC.

          Vào đời Duy Tân tứ niên (1910), các bậc tiền nhân sưu tra được bảng phả hệ VÕ CÔNG TỘC TÔN ĐỒ từ đất Bắc (BẮC ĐỊA TẤU TỪ TOÀN THƯ).  Phả hệ ghi tổ VÕ CÔNG THÀNH cách tổ VÕ SỰ đến 10 đời và cách thủy tổ VÕ VĂN THÔNG đến 13 đời. Phả hệ nầy còn rất nhiều điều cần phải tra cứu nên mong tất cả bà con dòng tộc có điều kiện hãy tìm hiểu. Sẽ ghi nguyên bản chữ Hán – Nôm và bản dịch quốc ngữ tiếp theo sau phần câu đối và văn bia.

 

VI/_ TỪ ĐƯỜNG

 

           Một dòng tộc biết trọng văn hóa, lấy văn hóa dân tộc làm gốc thể hiện qua văn hóa thờ cúng Tổ Tiên. Đây là đặt trưng của nền văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa. Trong mỗi gia đình người Việt bàn thờ là nơi biểu hiện tâm linh, là nơi trang trọng nên nơi đặt bàn thờ là nơi tốt nhất trong nhà. Đối với dòng tộc cũng thế. Nhà thờ là nơi thể hiện tâm linh cho toàn thể bà con trong tộc mình, địa thế phong thủy phải là nơi tinh túy nhất để mong con cháu trong dòng họ được hưng vượng, ấm no, giàu có, học hành đỗ đạt làm nên công trạng hiển hách cho nước, cho nhà, nêu gương cho hậu thế.

          Dòng tộc Võ (Vũ) Văn chúng ta cũng thế, trước đây khi chưa có nhà tự riêng thì thường giỗ tộc tại nhà ông trưởng tộc theo từng thời điểm, đến khi bà con trong tộc coi nhà tự riêng là sự bức thiết phải có cho tộc nên nhà tự đầu tiên của dòng tộc được xây dựng tại xứ Đông Giang (bây giờ là Đông Bình) với quy mô năm gian nhị hạ, mái bằng tranh, cột gỗ, vách ván. Trải qua nhiều đời, nơi đây thủy phá thành giang, nhà tự không thể tồn tại được mãi  nên các bậc phụ huynh lúc đó thống nhất dời về xứ Cây Khế, ấp Hà Phổ. Nhà tự được khởi công vào năm Tự Đức nguyên niên (1847) đến năm Tự Đức thứ hai thì hoàn thành. Vườn nhà thờ cao hơn đường đi gần một mét, nền cao hơn vườn năm tấc được lát bằng gạch thẻ, nhà chia làm ba gian, tường gạch vôi, cột gỗ, mái ngói âm dương. Mặt tiền nhìn về phương Nam,

trước có hai trụ cổng với hai câu đối:

       Địa sanh  cẩm  tú giang sơn nhứt mạch Thái Nguyên lai

                                     

       Thiên khôi đường đàng cơ sở thiên thu Bàn Thạch điện

                                     

Bên kia đường đi là khởi đầu của một con rạch nước trong veo và rất sâu chảy về hướng Đông với hai bên bờ rạch là những hàng dừa nước bạc ngàn xanh tươi. Hồi đó con rạch rất sâu nên các lái buôn thường cho ghe bầu vào rạch buôn bán hoặc tránh gió. Về phong thủy thật là khoáng đãng, mây nước hữu tình. Ngôi từ đường có nhà đông nhà tây để phục vụ cho việc tế lễ này tồn tại cho đến năm 1952 thì bị tiêu tán do cao trào của chiến tranh chống thực dân Pháp với phong trào phản đế bài phong. Không thể để lòng thành kính đối với Tổ Tiên của con cháu bị phai lạt nên vào năm 1957 các bậc phụ huynh vận động xây dựng ngôi từ đường mới, khang trang hơn. Nhà tự này cũng làm trên nền nhà thờ cũ, có ba gian để thờ cúng,. Trên đỉnh nhà có lưỡng long vờn nhật, bốn chái có bốn con chim phượng tung bay, vườn thì có tường rào bao bọc, có cổng ngõ thật là uy nghi, nhà tự được khánh thành năm 1959 nhưng chẳng được bao lâu đến năm 1965 chiến tranh chống Mỹ bùng nổ. Bom đạn Mỹ ném xuống, nhà tự chỉ còn một đống gạch vụn. Chiến tranh làm cho con cháu phải phiêu bạc khắp nơi, không vì thế mà lòng thành kính đối với tổ tiên mất đi, việc tế tự, hương khói cho Tổ tộc bị xao lãng. Hằng năm bà con vẫn tề tựu về tổ chức tế tộc ở An Hội thuộc thị xã Hội An tại nhà ông Võ Dự. Hòa bình lập lại, một phần lớn bà con dòng tộc trở về quê hương làm ăn sinh sống. Để khỏi xao lãng việc hương khói cho tổ tiên dòng tộc, nên năm 1989 bà con tự nguyện đóng góp xây dựng lại  ngôi từ đường trên nền nhà tự cũ để hằng năm có nơi con cháu hành hương về. Chiến tranh vừa mới kết thúc, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn xơ xác, bà con phải gầy dựng lại từ đầu nên kinh tế rất khó khăn. Cho nên, việc xây dựng nhà tự phải chia ra nhiều giai đoạn:

-        1989 – 1996 xây dựng hậu tẩm và tiền đường

-        1996 – 1998 tiếp tục xây dựng tiền đường

-        1998 – 2005 hoàn chỉnh hậu tẩm và tiền đường.

Còn rất nhiều hạng mục nữa như:  Mở rộng khuôn viên vườn, cổng ngõ, tường rào v.v… Tộc sẽ từng bước tiếp tục hoàn chỉnh. Rất mong những con cháu nào có nhiều điều kiện hỗ trợ cho tộc hoàn chỉnh các hạng mục còn lại.
 

VII/_ MỒ MẢ VÀ TẾ LỄ

         

Sau khi công tư điền thổ và đặt tên làng xong xuôi, ông Thủy Tổ Võ Văn Thông trở về quê xưa thiên di mộ phần song thân là ông Võ Văn Liên và bà Lê Thị Quăng đem vào an táng tại xứ Gò Vôi, Hà Đức bằng quách sành. Nhưng nơi đây có nguy cơ bị nước xói lở nên các  bậc phụ huynh thống nhất di dời về táng chung một sở cùng mộ ông bà thủy tổ Võ Văn Thông tại xứ đồng Trù Mông ở phía tây ấp Nam Tịnh vào năm Thành Thái tam niên (1891). Đến năm Bảo Đại tam và tứ niên (1928 – 1929) các bậc phụ huynh cùng con cháu trong tộc trùng tu, tôn tạo lại mộ bia cho các vị tổ tiên. Năm 1977 lại phải thiên di đem táng tại xứ Đông Song thuộc xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trong đó có mộ phần của 13 vị cùng vào Nam khai phá làng Bàn Thạch. Hiện nay các mộ bia trên được đem về để bảo quản và thờ cúng tại nhà thờ. Nội tổ phụ của ông là Võ Tổng và cố tổ phụ của ông là Võ Sự mả vẫn còn ở tại nguyên quán Bàn Thạch – Thọ Xuân – Thanh hóa.

        Về tế lễ, theo lệ thường của tộc lấy ngày giỗ Ông là ngày tế Xuân mùng 2 tháng 03 âm lịch hằng năm, ngày tế Thu là ngày giỗ Bà 16 tháng 07 âm lịch, tiết Đông chí là ngày tảo mộ. Đến năn Tự Đức thứ 23, năm canh ngọ (1870) các bậc phụ huynh đồng nhất trí Xuân Thu hợp nhất lấy ngày 02-03 âm lịch làm ngày giỗ tộc hằng năm tiện cho bà con dòng tộc ký cúng, đóng góp. Các Chi họ, Nhánh tộc của bà con đi xa quê hương đất Tổ th́ thường giỗ sau một ngày là:  mùng 3 tháng 3 và 17 tháng 7 âm lịch”. Chúng ta nên phát động rộng răi trong bà con dòng tộc ở mọi miềm đất nước và nhất là bà con ở hải ngoại lấy ngày này làm ngày hành hương quay về với cội nguồn tổ tiên thành một phong trào.

 

 

 

                                                                  
                                                   Kính dâng.
[Trở về trang trước]  [Danh mục chính]
Tin tức khác
LIÊN KÉT WEB
 

Bản quyền thuộc về Hội đồng gia tộc họ Võ - Bàn Thạch
® Ghi rõ nguồn "www.vobanthach.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ Ông Võ Văn Hoàng - 090 6666 257
Email: cafehoang161@yahoo.com.vn

Copyright © 2010 by Vo Ban Thach. Thiết kế web bởi Trang Web Vàng.